Ưu điểm và những mặt hạn chế của nhà phố thương mại

Nhà phố thương mại là mô hình nhà ở kiểu mới, sở hữu thiết kế thông minh “2 trong 1”, dễ dàng kết hợp vừa để ở vừa kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ

Ưu điểm và những mặt hạn chế của nhà phố thương mại

Theo các nhà đầu tư, mô hình nhà phố thương mại (shophouse) là điểm sáng trên thị trường bất động sản với tính ổn định và khả năng sinh lời cao. Vậy có nên đầu tư vào Shophouse không? 

Nhà phố thương mại là mô hình nhà ở kiểu mới, sở hữu thiết kế thông minh “2 trong 1”, dễ dàng kết hợp vừa để ở vừa kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. Loại nhà này được xây dựng với cấu trúc linh hoạt, có tối thiểu 2 tầng. Đây là loại nhà phố liền kề, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được duyệt. Mật độ xây dựng là 100%.

Shophouse chân đế chung cư Vinhomes Ocean Park - Trực tiếp Vinhomes

Nhà liền kề là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền kề, san sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của căn nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. Mật độ xây dựng các căn liền kề thường từ 80 – 90%. 

Tại sao nên đầu tư?

Shophouse có sức hấp dẫn lớn hơn so với các loại hình bất động sản khác. Bởi hiện nay, nhu cầu nhà ở kiêm kinh doanh khá cao. Với công năng sử dụng linh hoạt, thỏa mãn tiêu chí vừa là nơi an cư lý tưởng, vừa phục vụ kinh doanh và cho thuê sinh lời. Vì vậy, shophouse sở hữu tiềm năng phát triển đa dạng, giá trị sản phẩm tăng dần theo thời gian.

Đặc biệt, shophouse thường nằm trong khu đô thị sầm uất, có dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện. Hầu hết, các căn shophouse được bố trí thành một chuỗi liền mạch với nhau nhằm cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy tối đa hoạt động kinh doanh.

GÍA TRỊ THẬT SỰ CỦA SHOP HOUSE, XU HƯỚNG KINH DOANH VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG  PHẢI NHÀ ĐẦU TƯ NÀO CŨNG BIẾT.

Thiết kế đa chức năng sử dụng.

Ngoài ra, shophouse thường được thiết kế thông tầng khá giống Penthouse hay Duplex, có cầu thang riêng nằm ngay trong căn hộ cao cấp. Tầng phía dưới làm khu vực kinh doanh và các tầng phía trên làm khu vực sinh hoạt của gia đình, đảm bảo không gian riêng tư.

Tuy giá shophouse khá đắt đỏ, chênh lệch ít nhất là 20% so với căn hộ thông thường nhưng chúng có khả năng thanh khoản cao. So với đất nền và chung cư, mô hình này có nguồn cung rất hạn chế, hầu hết tại các dự án số lượng các căn Shophouse chỉ chiếm từ 2 – 5% tổng số lượng sản phẩm chào bán. Do đó, các nhà đầu tư dễ dàng mua bán shophouse hoặc cho thuê lại nhanh chóng.

Những lưu ý khi đầu tư nhà phố thương mại 

Về giá cả

Giá shophouse không được quá cao so với căn hộ. Nếu giá cao gấp 4-5 lần căn hộ ở những tầng trên thì thời gian hòa vốn lâu và khả năng sinh lời thấp. Thông thường giá bán shophouse bằng 2-3 lần giá căn hộ là hợp lý.

Tính pháp lý 

Nhiều người thường thắc mắc shophouse có sổ đỏ không? Hiện nay, sở hữu một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, một số shophouse sẽ bị giới hạn thời gian sử dụng trong vòng 50-70 năm theo chính sách của từng địa phương. Do đó, nếu có kế hoạch đầu tư lâu dài, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của shophouse.

Lựa chọn nhà đầu tư uy tín

Để đảm bảo tiến độ bàn giao và tránh những rủi ro về sau cần tìm hiểu kỹ chủ đầu tư của dự án. Không giống như căn hộ để ở thông thường, đối với shophouse nếu như chủ đầu tư bàn giao chậm tiến độ thì có thể khiến nhà đầu tư phải chịu thiệt hại nặng nề về chi phí duy trì mặt bằng.

Hy vọng bạn đã có thêm các thông tin hữu ích trước khi bắt tay đầu tư vào loại hình shophouse này. Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin mới của Masteri Thảo Điền nhé. Thân ái.


Sale@masteri-thao-dien.com
0989214299